Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Kế Toán Kho
Kế Toán Thiên Ưng
Cách tính giá xuất kho bình quân, đích danh, nhập trước xuất trước

Các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm: Cách tính giá xuất kho
+ Hàng mua đang đi trên đường
+ Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
+ Sản phẩm dở dang;
+ Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
+ Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Theo thông thư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho, đó là:
1. Phương pháp bình quân gia quyền
2. Phương pháp tính theo giá đích danh
3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
Sau đây, Kế Toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn các tính giá xuất kho theo từng phương pháp cụ thể:

1. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) (giá bình quân cả kỳ dự trữ)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho
bình quân trong kỳ
của một loại sản phẩm
= (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ)
--------------------------------------------------------------------
(Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
 
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
-  Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.


Dụ 1: Công ty kế toán Thiên Ưng có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:
Tồn đầu T3/2023 NVL B: 3.000 kg Đơn giá 2.000đ/kg.
Ngày 05/3/2023 nhập NVL B: 9.000kg đơn giá 1.800đ/kg
Bài giải : Đến cuối T3/2023 tính Đơn giá bình quân của 1kg NVL B

Đơn giá bình quân
của 1kg NVL B
= (3.000 x 2.000 + 9.000 x 1.800)
---------------------------------------------
= 1.850đ/kg
(3.000 + 9.000)
 
Lưu ý: Trong doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa (từ 2 mã hàng trở lên) thì phải thực hiện tính giá xuất kho riêng cho từng loại hàng.


Ví dụ 2: Công ty kế toán Thiên Ưng có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:
Tháng 1/2024: 
+ Không có số tồn đầu kỳ của bất kể loại hàng hóa hóa nào.
+ Nhập mua trong kỳ: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc
+ Xuất trong kỳ: 0
=> Tháng 1 không thực hiện bán hàng nên không phải tính giá xuất kho
=> Tồn cuối kỳ của tháng 1/2024 là: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc
Tháng 2/2024:
* Tồn đầu kỳ: Hàng hóa A với số lượng là 10 chiếc, đơn giá là 100.000/chiếc (tồn đầu kỳ của tháng 2 chính là tồn cuối kỳ của tháng 1)
* Nhập trong kỳ:
+ Ngày 05/02/2024: Nhập mua: Hàng hóa B với số lượng là 5 chiếc, đơn giá là 70.000/chiếc
+ Ngày 10/02/2024: Nhập mua: Hàng hóa A với số lượng là 20 chiếc, đơn giá là 90.000/chiếc
+ Ngày 12/02/2024: Nhập mua: Hàng hóa B với số lượng là 8 chiếc, đơn giá là 60.000/chiếc
* Xuất trong kỳ:
+ Ngày 15/02/2024: Xuất bán 15 chiếc hàng hóa A
+ Ngày 20/02/2024: Xuất bán 3 chiếc hàng hóa B
=> Cuối tháng, yêu cầu tính giá vốn của các mặt hàng đã bán trong tháng 2 theo phương pháp bình quân:
Thực hiện:
* Đối với mặt hàng A:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng A)
= Giá trị tồn đầu kỳ   Giá trị hàng nhập mua trong kỳ
(10 x 100.000) + (20 x 90.000)
----------------------------------------------------------------------------------------
10 + 20
Số lượng tồn đầu kỳ   Số lượng nhập mua trong kỳ
  = 93.333    
=> Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của 1 mặt hàng A là: 93.333
=> Đơn giá vốn của 15 mặt hàng A đã bán trong kỳ là: 93.333 x 15 = 1.400.000
* Đối với mặt hàng B:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng B)
= Giá trị tồn đầu kỳ   Giá trị hàng nhập mua trong kỳ
0 + (5 x 70.000) + (8 x 60.000)
----------------------------------------------------------------------------------------
0 + 5 + 8
Số lượng tồn đầu kỳ   Số lượng nhập mua trong kỳ
  = 63.846    
=> Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của 1 mặt hàng B là: 63.846
=> Đơn giá vốn của 3 mặt hàng B đã bán trong kỳ là: 63.846 X 3 = 191.538
Bảng tổng hợp nhập - Xuất - Tồn của Tháng 2 năm 2024
 
b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá
xuất kho
lần thứ i
= (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ i)
 Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

2. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh:

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng T1/2023 của công ty Thiên Ưng như sau:
 Tồn đầu T1/2023:
                         NVL A:1.000kg x 11.000đ/kg
                         NVL B: 500kg x 15.000đ/kg
 Ngày 03/1/2023: Nhập kho NVL A: 3.000 kg, Đơn giá  12.000đ/kg
 Ngày 10/1/2023:
                     + Nhập kho NVL B: 2.000kg, Đơn giá 16.000đ/kg
                     + Xuất kho NVL A: 2.000kg
 Ngày 15/1/2023: Xuất kho NVL B: 2.000kg                                                                            
 Ngày 25/1/2023: Xuất kho NVL A: 1.000kg

 Bài giải: Giá trị xuất trong T1/2019:
     Ngày 03/1/2023 xuất kho NVL A: 2.000 x 12.000 = 24.000.000đ
     Ngày 15/1/2023 xuất kho NVL B: 2.000 x 16.000 = 32.000.000đ
     Ngày 25/1/2023 xuất kho NVL A: 1.000 x 12.000 = 12.000.000đ
 
- Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

3. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 

- Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.   
     Thường các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc, mỹ phẩm… 
Ví Dụ: Tình hình nhập xuất trong T2/2019 của Công ty Thiên Ưng như sau:
Đầu T02/2023 tồn kho: 5 chai dầu gội, Đơn giá 100.000đ
Ngày 01/02/2023 nhập mua: 20 chai dầu gội, Đơn giá 110.000đ/chiếc
Ngày 08/02/2023:
+ Nhập : 10 chai dầu gội, đơn giá 120.000đ/chiếc
+ Xuất : 15 chai dầu gội
Ngày 22/02/2023 xuất : 15 chai dầu gội.
Bài giải
Tính nhập trước - Xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần sau, làm giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
 Ngày 08/02/2023 xuất kho: 05 x 100.000 + 10 x 110.000 = 1.600.000đ.
 Ngày 22/02/2023 xuất kho: 10 x 110.000 + 05 x 120.000 = 1.700.000đ.
 
- Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
- Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.


4. Các điều kế toán cần biết về phương pháp tính giá xuất kho:
- 3 Phương pháp tính giá xuất kho nêu trên áp dụng cho tất cả các loại hàng tồn kho.
- Riêng đối với hàng hóa thì có thêm 1 phương pháp nữa đó là: phương pháp Giá bán lẻ
Dành cho: Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp Giá bán lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.

Thêm thông tin:
- Trước đây: Theo quyết định 48 và quyết định 15 thì còn có thêm 1 phương pháp nữa là Phương pháp FIFO: First in - First out (nhập trước xuất trước) nhưng hiện nay theo thông tư 200 và thông tư 133 đã bỏ phương pháp này.

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 74 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách xác định giá gốc của hàng tồn kho
Hướng dẫn cách xác định giá gốc của hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán số 02 và chế độ kế toán thông tư 200/2...
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2023
Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? được lập vào thời đi...
Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Theo chế độ kế toán tại thông tư 200 và thông tư 133 thì có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho, đó là: Phươn...
Mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa- Mẫu số: 03-VT
Mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo TT 200 và thông tư 200 - Mẫu số: 03-VT
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 40
Tổng truy cập: 129.127.617

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại