Tùy thuộc vào loại hóa đơn mà doanh nghiệp đang sử dụng là loại cũ theo Thông tư 32/2011/TT-BTC hay loại mới theo Thông tư 68/2019/TT-BTC để xác định việc xuất hóa đơn điện tử được thực hiện như thế nào.
1. Trường hợp áp dụng hóa đơn theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC thì đối với trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.
+ Nếu bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn (Ngay tại thời điểm bán, thời điểm giao hành hóa), trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
+ Mặc dù khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (Theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39).
=> Rồi đến cuối mỗi ngày, phải lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.”
2. Trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP thì không phân biệt giá trị món hàng là bao nhiêu, vẫn phải lập một hóa đơn điện tử:
Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
|