Hợp đồng thử việc thuộc đối tượng không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Vậy thì khi ký hợp đồng thử việc doanh nghiệp có phải trả thêm khoản đóng bảo hiểm vào lương thử việc không?
Trong bài viết này, Kế Toán Thiên Ưng sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu về vấn đề đó nhé
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 168 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 thì:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Vậy thì, với câu hỏi:
Trong thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc, Người sử dụng lao động có phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 168 của Bộ luật Lao động không?
Thì câu trả lời theo hướng dẫn tại Công văn số 308/CV-PC ngày 20/7/2022 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về các nội dung trả lời một số câu hỏi về Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành như sau:
Phải trả thêm khoản đóng bảo hiểm vào lương thử việc
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả, vì:
- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 24, Điều 26 Bộ luật Lao động thì người thử việc là người lao động (hợp đồng thử việc vẫn chứa đầy đủ các yếu tố của quan hệ lao động, người thử việc vẫn được hưởng tiền lương).
- Việc áp dụng quy định của khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động đối với người thử việc nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng là người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng và người thử việc có nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động. Người thử việc có nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng cần được Người sử dụng lao động chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động áp dụng cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động là người thử việc thuộc đối tượng áp dụng của khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động được bảo đảm quyền lợi này.
- Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian thử việc được tính là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho Người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc, nếu trong thời gian này người lao động chưa được chi trả một khoản tiền tương đương với mức Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Để tìm hiểu chi tiết về quy định hợp đồng thử việc không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì các bạn xem tại đây: