Tạm ứng tiền lương có nghĩa là người lao động muốn ứng, nhận trước tiền lương khi chưa đến kỳ trả lương.
Theo Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Điều 101. Tạm ứng tiền lương) thì Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
(Luật không quy định mức tạm ứng tiền lương tối đa là bao nhiêu, mức tạm ứng do 2 bên thỏa thuận)
Ngoài ra, Khoản 3, Điều 97 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định: Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
* Cách định khoản nghiệp vụ chi tạm ứng tiền lương:
+ Nếu chi tạm ứng tiền lương bằng tiền mặt thì hạch toán:
Nợ 334: Số tiền đã tạm ứng sẽ trừ vào lương còn được nhận cuối tháng
Có 111: Số tiền mặt chi tạm ứng cho NLĐ
+ Nếu chi tạm ứng tiền lương bằng tiền gửi ngân hàng (chuyển khoản cho NLĐ) thì hạch toán:
Nợ 334: Số tiền đã tạm ứng sẽ trừ vào lương còn được nhận cuối tháng
Có 112: Số tiền gửi nhân hàng đã chuyển khoản để tạm ứng cho NLĐ
Lưu ý: Tài khoản: 141 có tên là Tạm ứng
Nhưng khoản tạm ứng được hạch toán vào tài khoản 141 này là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.
* Chứng từ chi tạm ứng tiền lương cho nhân viên:
1. Giấy đề nghị tạm ứng lương:
(Công ty bạn áp dụng chế độ kế toán nào thì lấy mẫu chứng từ 03-TT theo chế độ kế toán thông tư đó)
2. Chứng từ chi tạm ứng tiền lương:
+Nếu chi bằng tiền mặt thì kế toán lập phiếu chi
+Nếu chi bằng tiền gửi ngân hàng thì kế toán lập UNC hoặc lệnh chuyển tiền
Ví dụ: Chi tạm ứng lương bằng tiền thì lập phiếu chi như sau:
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm bài viết: