Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
BHXH-BHYT-BHTN-KPCĐ
Kế Toán Thiên Ưng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024 (thấp nhất, cao nhất)

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Theo điều 5 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Tùy vào phương thức đóng mà chúng ta có cách tính mức đóng BHXH tự nguyện tương ứng.

I. Phương thức đóng:
Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1.1. Đóng hằng tháng;
1.2. Đóng 03 tháng một lần;
1.3. Đóng 06 tháng một lần;
1.4. Đóng 12 tháng một lần;
1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc thì đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu vào tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.
Ví dụ 1: Bà A tính đến tháng 3/2024 đủ 56 tuổi 4 tháng và có 15 năm 9 tháng đóng BHXH. Bà A có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng hằng tháng. Đến tháng 4/2024 bà A 56 tuổi 5 tháng và có 15 năm 10 tháng đóng BHXH. Tháng 5/2024 bà A lựa chọn phương thức đóng một lần cho 4 năm 3 tháng còn thiếu và đóng ngay trong tháng này. Như vậy, tính đến hết tháng 5/2024, bà A 56 tuổi 6 tháng và có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của bà A kể từ tháng 6/2024.
2. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 nêu trên cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6. Khoản 1 Điều này.
Ví dụ 2: Ông B tính đến tháng 8/2021 đủ 61 tuổi và có 8 năm đóng BHXH. Ông B có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và lựa chọn phương thức đóng 2 năm một lần cho giai đoạn từ tháng 9/2024 đến tháng 8/2026. Tháng 9/2026 ông B có đủ 10 năm đóng BHXH và đóng một lần cho 10 năm còn thiếu. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2026, ông B có 20 năm đóng BHXH, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Thời điểm tính hưởng lương hưu của ông B kể từ tháng 10/2026.
3. Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện
3.1. Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
3.2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu thì được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Ví dụ 3: Ông C tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2023 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2023. Tuy nhiên, tháng 01/2024 ông C đủ 61 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu tại tháng 01/2024 để hưởng lương hưu.

II. Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2024:

Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành (điều 10 của quyết định 595/QĐ-BHXH), cụ thể như sau:
1. Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng
- Lưu ý:
+ Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP (ban hành ngày 27/01/2021, có hiệu lực từ ngày 15/03/2021) quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 thì:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg là: 700.000 đồng/người/tháng
Về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025: Thu nhập với khu vực nông thôn 1.500.000 đồng/người/tháng
=> Mức thu nhập thấp nhất để tham gia BHXH tự nguyện năm 2024 là: 1.500.000đ/tháng. Tương ứng với: Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng thấp nhất năm 2024 là: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/tháng (Đây là mức đóng chưa trừ đi mức hỗ trợ của nhà nước)
+ Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hay còn gọi là mức lương tối thiểu chung năm 2024 là: 1.800.000đ/tháng
=> Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng cao nhất năm 2024: = 1.800.000 x 20) = 36.000.000đ
Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị Mai đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng.
=> Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của bà Mai sẽ là: 22% x 4.000.000 đồng = 880.000 đồng
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
(Trong đó: Mức đóng hàng tháng tính như mục 1 nhỏ bên trên)
Ví dụ 5: Bà Trần Thị Hồng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện vào tháng 9/2024 lựa chọn:
+ Mức thu nhập tháng lựa chọn là 5.000.000 đồng/tháng
+ Phương thức đóng 06 tháng một lần.
=> Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của Bà Hồng là: 22% x 5.000.000 = 1.100.000đồng/tháng
=> Mức đóng BHXH tự nguyện 6 tháng của bà Hồng sẽ là: 6 tháng x 1.100.000 đồng/tháng = 6.600.000đồng
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Được xác định theo công thức sau:
Đóng BHXH tự nguyện
Trong đó:
- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n x 12).
Ví dụ: Ông B đăng ký tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2024 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng một lần cho 2 năm về sau. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2023 là 0,628%/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm (từ tháng 9/2024 đến tháng 8/2026) của ông B sẽ là:
Đóng bảo hiệm tự nguyện
4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. Được xác định theo công thức sau:
Bảo hiểm tự nguyện
Trong đó:
- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Ví dụ: Ông B tháng 9/2024 lựa chọn phương thức đóng một lần cho 10 năm còn thiếu với mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng/tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm 2023 là 0,826%/tháng và mức thu nhập tháng ông B lựa chọn cao hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm tháng 9/2024. Mức đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm (120 tháng) còn thiếu của ông B sẽ là:
BHXH tự nguyện
5. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
6.1. Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;
6.2. Hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP;
6.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia BHXH tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm 6.1, 6.2 Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm 6.3 Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có). Được xác định theo công thức sau:
BH Tự Nguyện
Trong đó:
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).
- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (nx12-t+1) đến (nx12).
Ví dụ 8: Ông B tại thời điểm tháng 9/2024 đóng BHXH tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2024 đến tháng 8/2026). Tuy nhiên, từ tháng 01/2026, ông B tham gia BHXH bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông B được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2026 đến tháng 8/2026 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:
Bảo hiểm XH tự nguyện

7. Thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện
7.1. Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng khi thực hiện xong phương thức đóng của mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
7.2. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện mà đủ điều kiện đóng một lần cho những năm còn thiếu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm) thì được lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi đủ điều kiện mà không phải chờ thực hiện xong mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã chọn trước đó.
Ví dụ: Ông C tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 8/2023 và đăng ký với cơ quan BHXH theo phương thức đóng 03 tháng một lần, mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng/tháng. Sau đó ông C có nguyện vọng được chuyển phương thức đóng sang 6 tháng một lần và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 5.000.000 đồng/tháng. Thì việc thay đổi trên được thực hiện sớm nhất là từ tháng 11/2023. Tuy nhiên, tháng 01/2024 ông C đủ 61 tuổi và đã có thời gian đóng BHXH là 10 năm thì ông C được lựa chọn đóng một lần cho những năm còn thiếu và thay đổi mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện tại tháng 01/2024 để hưởng lương hưu.
 
III. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
1.1. Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
1.2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mht = k x 22% x CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
b) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n x k x 22% x CN
Trong đó:
- n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
c) Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng công thức sau:
Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Trong đó:
- k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
Ví dụ: Bà H thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 6/2023 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.800.000 đồng/tháng, phương thức đóng 12 tháng một lần. Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2023 là 1.500.000 đồng/tháng. Số tiền đóng BHXH tự nguyện của bà H cho thời gian từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024 sẽ là: 3.762.000đồng [=(22% x 1.800.000 đồng/tháng - 25% x 22% x 1.500.000 đồng/tháng) x 12 tháng].
- Từ tháng 01/2024 bà H không còn thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tuy nhiên do đã đóng đến hết tháng 5/2024 nên không điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
- Từ tháng 6/2024, bà H chuyển sang phương thức đóng hằng tháng vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.800.000 đồng/tháng (Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tháng 6/2024 là 1.500.000 đồng/tháng). Số tiền đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của bà H từ tháng 6/2024 sẽ là: 22% x 1.800.000 đồng/tháng - 10% x 22% x 1.500.000 đồng/tháng = 4.356.000 đồng/tháng
- Trường hợp bà H tham gia BHXH tự nguyện liên tục từ tháng 6/2020 đến hết tháng 5/2030 thì thời gian dừng hỗ trợ tiền đóng đối với bà H từ tháng 6/2030.
 
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
 
3. Phương thức hỗ trợ
3.1. Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;
3.2. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH;
3.3. Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.
 
4. Hoàn trả tiền hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
4.1. Số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng đối với người hưởng BHXH một lần (trừ người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế) và người tham gia BHXH tự nguyện được hoàn trả một phần số tiền đã đóng, được hoàn trả cho ngân sách nước.
4.2. Số tiền hoàn trả bằng số tiền Nhà nước đã hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
5. Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2018. Không hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đóng BHXH tự nguyện trước ngày 01/01/2018, trừ trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong đó có thời gian sau thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng thì không áp dụng hỗ trợ tiền đóng đối với thời gian đã đóng BHXH tự nguyện.

IV. Tổng kết mức đóng BHXH tự nguyện sau khi trừ đi mức hỗ trợ của nhà nước

Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng = 22% x mức thu nhập lựa chọn - mức hỗ trợ của nhà nước.
Trong đó:
- Mức thu nhập đóng BHXH sẽ do người lao động tự chọn nhưng phải đảm bảo:
+ Thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1,5 triệu đồng
+ Cao nhất =  20 x Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm:
STT Đối tượng % Hỗ trợ Số tiền nhà nước hỗ trợ năm 2024 (đồng)
1 Hộ nghèo 30% 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000
2 Hộ cận nghèo 25% 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500
3 Khác 10% 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000

Ví dụ: Nếu không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo và chọn mức lương đóng BHXH tự nguyện là 6 triệu đồng/tháng. Hằng tháng, bạn sẽ phải đóng số tiền như sau:
Mức đóng hằng tháng = 22% x 6 triệu đồng - 33.000 đồng =  1.287.000 đồng.

=> Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2024:
Đối tượng Mức đóng tối thiểu năm 2024
Hộ nghèo = 22% x 1.500.000 - 99.000
= 231.000 đồng/tháng
Hộ cận nghèo = 22% x 1.500.000 - 82.500
= 247.500 đồng/tháng
Đối tượng khác = 22% x 1.500.000 - 33.000
= 297.000 đồng/tháng

=> Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2024: cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
 = 1.800.000 x 20 = 36.000.000đ

Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:

Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024 (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí kinh đoàn mới nhất 2024
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024: đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ trích và nơi nộp ti...
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 2024
Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu: hồ sơ tham gia, đối tượng, mức đóng và nơi làm th...
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động làm việc nhiều nơi 2024
Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN cho người làm việc nhiều nơi tại từ 2 công ty trở lên mới nh...
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau 2024
Hướng dẫn cách tính mức hưởng ốm đau năm 2023 mới nhất theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một s...
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 (Qua mạng trực tuyến)
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định 49/QĐ-BHXH ban hành dịch vụ công trực t...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 131
Tổng truy cập: 125.200.248

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại