Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
BHXH-BHYT-BHTN-KPCĐ
Kế Toán Thiên Ưng
Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con mới nhất năm 2024

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm cả lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Các chế độ mà lao động sẽ được hưởng khi vợ sinh con gồm có:
+ Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
+ Được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
Vậy: Mức hưởng, điều kiện được hưởng và hồ sơ thủ tục được hưởng các chế độ trên được quy định như thế nào?
Dưới đây, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng sẽ chia sẻ các thông tin cụ thể về các chế độ nêu trên:

1. Lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con: Bảo hiểm xã hội cho chồng khi vợ sinh con

1.1. Thời gian được nghỉ việc:
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 như sau:

+ Được nghỉ: 05 ngày làm việc (nếu sinh thường)
+ Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: được nghỉ 07 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Theo khoản 2 Điều 10 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.
d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào Điều 10 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
4. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
5. Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.
* Chú ý:
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định nêu trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
+ Thời gian hưởng chế độ thai sản cho chồng nêu trên không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
* Đặc biệt chú ý:
+ Theo Khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
+ Và theo điểm d, khoản 2, điều 12 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thì: Trường hợp người cha mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

1.2. Điều kiện được hưởng nghỉ việc khi vợ sinh con: 
Theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 31 của Luật bảo hiểm là: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm: Chồng đóng BHXH bao lâu (bao nhiêu tháng) mới được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con?
Trả lời: Khi có vợ sinh con, người chồng chỉ cần đang tham gia BHXH là được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (không cần phải đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu).

1.3. Mức hưởng:
Công thức tính mức hưởng theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con
Lưu ý: Trường hợp người chồng đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

1.4. Ví dụ về cách tính xác định mức hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con như sau: 
Anh Nguyễn Văn Thành có vợ sinh con vào tháng 5 năm 2024
Thông tin:
- Vợ anh thành sinh mổ
- Anh thành tham gia BHXH từ năm 2021, mức lương 6 tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của anh thành như sau:
+ Tháng 11 và 12/2023: 5.000.000
+ Tháng 1,2,3 và 4 năm 2024: 6.000.000
=> Căn cứ vào thông tin đó chúng ta xác định được như sau:
1. Thời gian được nghỉ: 7 ngày (vì vợ sinh mổ (là hình thức phẫu thuật)
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
= ((5.000.000 x 2) + (6.000.000 x 4))/6 = 5.666.667
3. Mức hưởng = 5.666.667 / 24 x 7 = 1.652.778

1.5. Hồ sở hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con:
- Theo điểm 2.2.4, khoản 2, điều 4 của Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ (là người đang đóng BHXH) nghỉ việc khi vợ sinh con gồm:
(1) Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 686/QĐ-BHXH (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) (do doanh nghiệp (người sử dụng lao động) lập).
(2) Bản sao giấy chứng sinh (GCS) hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. (Người lao động nộp cho doanh nghiệp)
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết. 

1.6. Thời hạn nộp hồ sơ:
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nam có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại mục (2) nêu trên cho người sử dụng lao động.

- Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội
1.7. Thời hạn giải quyết và chi trả: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
(Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định)
(Theo khoản 4, điều 5 của Quyết định 166/QĐ-BHXH)

2. Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

2.1. Điều kiện được hưởng:
- Người chồng (người cha) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (hoặc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ)
(Theo khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
- Chỉ có người chồng (người cha) tham gia BHXH (Bao gồm cả trường hợp người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con (Do người vợ không đóng BHXH hoặc Người vợ có đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con) mà người cha đủ điều kiện thì người chồng (người cha) vẫn được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con.
(Theo Khoản 2 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH)
- Lưu ýTheo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Bổ sung điểm c và điểm d vào khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
+ Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định về thời gian đóng BHXH nêu trên thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
+ Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 1: Chị A sinh con ngày 18/01/2024 và tháng 01/2024 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2023 đến tháng 01/2024, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 2: Tháng 8/2024, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2024, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2023 đến tháng 11/2024, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

2.2. Mức hưởng trợ cấp 1 lần của chồng khi vợ sinh con:
Được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội
* Quy định về mức lương cơ sở 2024:
+ Trước ngày 01/07/2024: Thực hiện theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là: 1.800.000đ 
=> Mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh = 1.800.000 x 2 = 3.600.000đ
 
+ Từ ngày 01/07/2024: Thực hiện theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là: 2.340.000đ 
=> Mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh = 2.340.000 x 2 = 4.680.000đ
 
2.3. Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần:
Theo điểm 2.2.5, khoản 2, điều 4 của Quyết định 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con gồm có:
(1). Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 686/QĐ-BHXH
ngày 29/5/2024 (Do doanh nghiệp lập và nộp về cơ quan BHXH)
(2). Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Lưu ý: Trường hợp lao động nam đồng thời hưởng chế độ do nghỉ việc khi vợ sinh con và hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì chỉ cần nộp 1 lần hồ sơ như trên để hưởng cho cả 2 chế độ.
- Thời hạn nộp hồ sơ: 
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nam có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại mục (2) nêu trên cho người sử dụng lao động.
Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội
Các bạn có thể xem và tải mẫu hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam về tại đây: 
3. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.
d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 2, điều 10 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

CÔNG TY ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THIÊN ƯNG XIN CHÚC
CÁC LAO ĐỘNG NAM ĐƯỢC NHẬN ĐẦY ĐỦ QUYỀN LỢI KHI CÓ VỢ SINH CON
 
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 5 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 20% học phí khóa học kế toán ONLINE
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024
Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2024: đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ trích và nơi nộp ti...
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 2024
Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu: hồ sơ tham gia, đối tượng, mức đóng và nơi làm th...
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động làm việc nhiều nơi 2024
Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN cho người làm việc nhiều nơi tại từ 2 công ty trở lên mới nh...
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau 2024
Hướng dẫn cách tính mức hưởng ốm đau năm 2023 mới nhất theo Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một s...
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 (Qua mạng trực tuyến)
Thủ tục đăng ký đóng BHXH tự nguyện 2024 theo hướng dẫn tại Quyết định 49/QĐ-BHXH ban hành dịch vụ công trực t...
Mức phạt trốn không đóng BHXH theo đúng quy định năm 2024 mới nhất
Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội như trốn đóng, tham gia không đúng mức quy định,...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 108
Tổng truy cập: 128.506.761

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Học Thực Hành Kế Toán ONLINE
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại