Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau mới nhất năm 2024 đang được thực hiện theo Quyết định số 222/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trình tự thực hiện thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
* Người lao động: lập hồ sơ và nộp cho đơn vị sử dụng lao động (doanh nghiệp) như sau:
- Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp
* Đơn vị sử dụng lao động: tiến hành
(1) Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động
(2) Lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
(3) Nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH bằng một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Thời hạn giải quyết: Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
1. Đơn vị sử dụng lao động:
- Nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu C70a-HD): trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử
- Nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.
2. Người lao động: nhận tiền trợ cấp.
NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
- Thông qua tài khoản cá nhân;
- Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;
- Thông qua đơn vị SDLĐ;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC |
Điều 25 Luật BHXH, khoản 1,2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP (11/11/2015);
- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP (10/5/2016);
- Nghị định số 166/2016/NĐ-CP (24/12/2016);
- Nghị định số 143/2018/NĐ-CP (15/10/2018);
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH (29/12/2015);
- Thông tư số 46/2016/TT-BYT (30/12/2016);
- Thông tư số 56/2017/TT-BYT (29/12/2017);
- Quyết định số 838/QĐ-BHXH (29/5/2017);
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
- Quyết định số 888/QĐ-BHXH (16/7/2018);
- Quyết định số 166/QĐ-BHXH (31/01/2019);
- Quyết định số 505/QĐ-BHXH (27/3/2020);
- Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH (08/9/2016);
- Công văn số 4831/LĐTBXH-BHXH (17/11/2017). |
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tìm chi tiết về