Khi người sử dụng lao động tuyển người chưa có tay nghề vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
=> Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
Theo khoản 2 điều 62 của Bộ Luật Lao Động số: 45/2019/QH14.
Dưới đây, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng xin được cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng học việc, thực tập tại doanh nghiệp và hợp đồng đào tạo học nghề
1. Mẫu hợp đồng học việc, thực tập mới nhất năm 2024:
CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Số: 09/2024/HĐHV-KTTU |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o---------- |
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
(Thực Tập Sinh)
Căn cứ Điều 61, 62 Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019
Căn cứ Điều lệ Công ty Kế Toán Thiên Ưng
Căn cứ Quy chế đào tạo của Công ty Kế Toán Thiên Ưng
Căn cứ nhu cầu và thoả thuận của hai bên
Chúng tôi gồm có:
Bên Dạy Việc: CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
Địa chỉ: Số 9A ngõ 181 đường Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Mã số thuế: 0106208569
Đại diện bởi: Ông Hoàng Trung Thật
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0989.233.284
Bên Học Việc: Bà Trần Thị Thúy Hằng
Sinh ngày : 20/01/1997
Sinh viên trường: Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp
Hộ khẩu thường trú tại : Thôn Phúc Trung, Xã Tượng Lĩnh, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
Chỗ ở hiện tại: 156 Đường Hồ Tùng Mậu, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số CCCD: 035102523655 Cấp ngày: 02/10/2021 Nơi cấp: Cục Cảnh Sát QLHCVTTXH
Thoả thuận ký kết Hợp đồng học việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Công việc được học:
Kế Toán Doanh Nghiệp
Điều 2: Nơi học việc:
Phòng kế toán của Công ty Kế Toán Thiên Ưng tại Số 9A ngõ 181 đường Xuân Thủy, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Điều 3: Thời hạn học việc: 2 tháng
Cụ thể: Từ ngày 03/05/2024 đến hết ngày 02/07/2024
- Thời gian học việc trong ngày:
+ Sáng: từ 8h đến 11h30
+ Chiều: từ 13h đến 17h
- Thời gian học việc trong tuần: Từ thứ 2 đến thứ 7
- Thời gian nghỉ ngơi: Ngày chủ nhật và lễ tết theo quy định của Luật lao động.
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền lợi của người học việc
1. Nghĩa vụ:
- Chấp hành nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
- Bồi thường vi phạm và vật chất : Theo quy định của luật lao động và của Công ty
- Thực hiện các công việc theo hướng dẫn của người phụ trách dạy việc tại phòng kế toán.
2. Quyền lợi
- Người học việc được Công ty phân công người phụ trách hướng dẫn công việc và phân công công việc.
- Người học việc được trả lương học việc: 100.000/ngày học việc
- Thời hạn trả lương học việc: vào ngày cuối tháng.
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty
1.Nghĩa vụ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học việc được học tập và làm việc.
- Thanh toán khoản lương học việc theo thỏa thuận của Công ty.
2.Quyền hạn
Công ty có quyền kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật.
Điều 6: Thỏa thuận khác
- Người học việc không phải trả phí học việc cho công ty
- Không có ràng buộc yêu cầu phải làm cho công ty sau khi hết thời gian học việc
- Kết thúc thời gian học việc: Nếu người học việc có tinh thần, thái độ, trách nhiệm và hoàn thành công việc tốt sẽ được Công ty xem xét ký hợp đồng chính thức.
Điều 6: Điều khoản thi hành
-Hợp đồng học việc được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
-Hợp đồng học việc có hiệu lực từ ngày 02 tháng 05 năm 2024
NGƯỜI HỌC VIỆC CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG
|
2. Mẫu hợp đồng đào tạo, học nghề, tập nghề:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------o0o----------
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2024
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ
(Số 59/2024/ĐTN-KTTU)
Căn cứ Điều 61, 62 Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019
Căn cứ Điều lệ Công ty Kế Toán May Mặc Thiên Ưng
Căn cứ Quy chế đào tạo của Công ty May Mặc Thiên Ưng
Căn cứ nhu cầu và thoả thuận của hai bên
Chúng tôi gồm có:
Bên Dạy Nghề: CÔNG TY MAY MẶC THIÊN ƯNG
Địa chỉ: Số 19 đường Nguyễn Trãi, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Mã số thuế: 0106208569
Đại diện bởi: Ông Hoàng Trung Thật
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0989.233.284
Bên Học Nghề: Bà Trần Thị Thu Hương
Sinh ngày : 19/01/2000
Hộ khẩu thường trú tại: Thôn Thường Khê, Xã Nguyễn Úy, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
Chỗ ở hiện tại: Số 96 đường Định Công, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Số CCCD : 0350000245256 Cấp ngày: 02/10/2021 Nơi cấp: Cục Cảnh Sát QLHCVTTXH
Thoả thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1: Nghề đào tạo:
Cắt May Thời Trang Ứng Dụng
Nội dung đào tạo cụ thể:
+ Kĩ năng phân tích cơ thể người, cách xử lí các chất liệu vải, kĩ thuật cắt & may theo size, theo số đo thời trang ứng dụng từ ôm sát đến biến kiểu gồm: áo sơ mi, đầm/ váy liền, chân váy, quần Âu nữ và các sản phẩm từ chất liệu cotton
+ Phân tích hình ảnh để ra rập và thực hành các mẫu biến kiểu thời trang.
Điều 2: Địa điểm đào tạo:
Tại xưởng sản xuất của công ty số 19 đường Nguyễn Trãi, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Điều 3: Thời gian đào tạo: 30 ngày
Cụ thể: Từ ngày 02/01/2024 đến hết ngày 31/01/2024
- Thời gian học nghề trong ngày:
+ Sáng: từ 7h30 đến 11h30
+ Chiều: từ 13h đến 17h30
- Thời gian học nghề trong tuần: Từ thứ 2 đến thứ 7
- Thời gian nghỉ ngơi: Ngày chủ nhật và lễ tết theo quy định của Luật lao động.
Điều 4: Chi phí đào tạo:
Tổng chi phí đào tạo: 6.000.000 đồng
Bằng chữ: Sáu triệu đồng
Điều 5: Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, người học nghề cam kết làm việc cho công ty với thời hạn tối thiểu là 12 tháng.
Điều 6: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo:
-
Sau khi đào tạo, người lao động phải làm việc tại Công ty theo đúng thời hạn đã cam kết. Nếu người lao động không về Công ty làm việc hoặc làm việc tại Công ty không đủ thời hạn đã cam kết thì phải trả lại cho Công ty toàn bộ chi phí đào tạo.
-
Chi phí đào tạo: là các khoản chi phí mà người sử dụng lao động đã chi trả để đào tạo hoặc nâng cao chuyên môn cho người lao động (bao gồm tiền học phí, tài liệu học tập, trường, lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương cho người học trong thời gian đi học.
-
Người lao động có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền nêu trên cho Công ty trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trong trường hợp đặc biệt cũng không quá 30 (ba mươi) ngày.
Điều 7: Nghĩa vụ và quyền lợi của người học nghề:
1. Nghĩa vụ:
- Chấp hành nội quy, quy chế của công ty và quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định về Bảo mật thông tin của công ty.
- Chấp hành sự hướng dẫn, phân công công việc của lãnh đạo công ty và người được Công ty phân công hướng dẫn trực tiếp đào tạo.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong quá trình đào tạo nghề về số lượng, chất lượng và thời hạn quy định.
- Trường hợp người học nghề gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, gây tổn hại đến uy tín, danh tiếng, thương hiệu và các lợi ích khác của công ty trong thời gian học nghề thì phải bồi thường theo thiệt hại thực tế xảy ra.
2. Quyền lợi
- Người học được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.
- Được cấp phát dụng cụ, vật liệu theo yêu cầu của việc học.
- Người học được học tập lý thuyết và thực hành nghề đảm bảo đủ thời gian, nội dung chất lượng theo chương trình của Công ty đã đề ra theo quy định của Bộ LĐTBXH.
- Người học được kiểm tra trình độ lý thuyết, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định.
- Người học được hỗ trợ mức lương theo sản phẩm hoàn thành đạt yêu cầu.
+ Hình thức trả lương học nghề: theo sản phẩm hoàn thành
+ Thời hạn trả lương học nghề: trong vòng 3 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian học nghề tại điều 3 của hợp đồng này.
Điều 8: Nghĩa vụ và quyền hạn của công ty thực hiện đào tạo:
1.Nghĩa vụ
- Phân công người hướng dẫn học nghề, đào tạo theo đúng các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này;
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người HỌC nghề theo thỏa thuận trong Hợp đồng đào tạo nghề.
2.Quyền hạn
- Bố trí, điều hành, sắp xếp, hướng dẫn người học nghề hoàn thành công việc theo Hợp đồng học nghề.
- Chấm dứt Hợp đồng học nghề khi người HỌC nghề không đáp ứng yêu cầu học nghề hoặc không tuân thủ các quy định của Công ty..
Điều 9: Điều khoản thi hành
-Hợp đồng học việc được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.
-Hợp đồng học việc có hiệu lực từ ngày 02 tháng 01 năm 2024
BÊN HỌC NGHỀ BÊN DẠY NGHỀ
|
Các bạn muốn tải mẫu hợp đồng học nghề mới nhất năm 2024 về tham khảo thì có thể để lại mail bằng comment phía dưới hoặc gửi vào mail hoangtrungthat@gmail.com
Kế Toán Thiên Ưng sẽ gửi lại ngay cho các bạn.
3. Hợp đồng học việc có phải trả lương không? Cách tính lương học việc như thế nào?
Theo khoản 2 điều 61 của Bộ Luật Lao động thì:
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
4. Hợp đồng học việc có phải tính thuế TNCN không?
Trường hợp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng học việc thì khi chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho nhân viên học việc, thực tập.
Theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Lưu ý:
+ Việc tính thuế TNCN cá nhân nêu trên là tính trên khoản tiền lương mà người lao động (người học nghề học việc) được nhận thông qua thỏa thuận của việc hoàn thành công việc
Còn khoản tiền hỗ trợ chi phí đào tạo mà doanh nghiệp bỏ ra để đào tạo thì không phải tính thuế TNCN (Theo tiết đ6, điểm đ, khoản 2 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC
+ Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN - Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân)
5. Hợp đồng Học nghề, tập nghề khác với hợp đồng thử việc như thế nào?
Nội Dung |
Hợp Đồng Học Việc, Đào tạo, Học nghề, tập nghề |
Hợp Đồng Thử Việc |
Quy định tại |
Điều 59, 60, 61 và 62 của Bộ luật lao động |
Điều 24, 25, 26 và 27 của Bộ luật lao động |
Thời gian |
Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
|
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
|
Mức lương |
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. |
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. |
BHXH bắt buộc |
Luật BHXH không có quy định về BHXH bắt buộc đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề.
Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề công ty có thể hỗ trợ tiền đóng BHXH, BHYT tự nguyện. |
Không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc
Chi tiết các bạn có thể xem tại đây: Hợp đồng thử việc không phải tham gia BHXH bắt buộc |
6. Người sử dụng lao động có được thu học phí khi đào tạo dạy nghề cho người học việc để làm việc cho mình không?
Theo khoản 1 điều 61 của Bộ Luật Lao động thì:
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
7. Hết thời hạn học nghề, tập nghề thì phải làm gì?
Theo khoản 6 điều 61 của Bộ Luật Lao động thì:
Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động.
8. Bồi thường do vi phạm cam kết sau đào tạo khi NLĐ tự ý nghỉ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Theo Điều 40 Bộ luật Lao động thì:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động.
Mà điều Điều 62 của Bộ luật Lao động như sau:
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
9. Chi phí đào tạo lao động có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
- Chi phí đào tạo: Được tính vào chi phí được (Theo điều 4 của của Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) (tại khoản 2.30))
- Chi phí tiền lương cho nhân viên học việc, thực tập, học nghề: được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có đủ hồ sơ:
+ Hợp đồng (học việc, học nghề): thỏa thuận rõ về mức lương được hưởng và điều kiện được hưởng.
+ Bảng chấm công hoặc bảng tổng hợp khối lượng, sản phẩm hoàn thành.
+ Chứng từ thanh toán tiền lương (đầy đủ chữ ký).
10. Người sử dụng lao động có phải đăng ký hoạt động dạy nghề không?
Theo điều 61 của Bộ Luật Lao động thì:
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề
Trên đây là các nội dung liên quan đến hợp đồng đào tạo, học nghề, học việc và thực tập... do chính doanh nghiệp đào tạo nhân viên để làm việc cho mình
Nếu các bạn quan tâm đến vấn đề Doanh nghiệp cử người lao động đi học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề hay trình độ thì Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo tại đây: