Quy định về sổ quản lý lao động, nhân sự, theo dõi nhân viên (Có Mẫu sổ bằng Excel)
Hướng dẫn về lập và quản lý sổ quản lý lao động
1. Văn bản pháp luật quy định lập và quản lý sổ quản lý lao động:
- Khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 (Ngày ban hành: 20/11/2019, Ngày hiệu lực: 01/01/2021)
- Theo điều 3 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Ngày ban hành: 14/12/2020, Ngày hiệu lực: 01/02/2021)
- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung tại Bộ luật Lao động 2019. (Ngày ban hành: 12/11/2020, Ngày hiệu lực: 01/01/2021)
- Xử phạt vi phạm: Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Ban hành ngày 17/01/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 17/01/2022)
2. Cách Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động
2.1. Hình thức của sổ quản lý lao động:
Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý
2.2. Nội dung của sổ quản lý lao động:
Sổ quản lý lao động phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
Họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
2.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại Mục 2.2 nêu trên kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
- Quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2.4. Thời hạn lập sổ quản lý lao động:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2.5. Xử phạt vi phạm:
Theo điều 8 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:
Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
2.7. Mẫu sổ quản lý lao động bằng Excel:
Các bạn muốn lấy mẫu mẫu sổ theo dõi nhân sự, quản lý lao động trên đây để tham khảo thì có thể comment để lại mail cuối bài viết hoặc gửi mail về địa chỉ hoangtrungthat@gmail.com
Kế Toán Thiên Ưng sẽ gửi lại cho các bạn tham khảo