Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Cách Hạch Toán Theo TT 200
Kế Toán Thiên Ưng
Cách hạch toán Tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành theo Thông tư 200

Cách hạch toán Trái phiếu phát hành được hướng dẫn tại điều 59 của Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

 
1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 343
Tài khoản 343 “Trái phiếu phát hành” có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3431 “Trái phiếu thường. 
- Tài khoản 3432 “Trái phiếu chuyển đổi
 
* Tài khoản 343 chỉ áp dụng ở doanh nghiệp có vay vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi và tình hình thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp. Tài khoản này cũng dùng để phản ánh các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu phát sinh khi phát hành trái phiếu và tình hình phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hóa theo từng kỳ.
 
* Lãi suất thực tế (hay còn gọi là lãi suất hiệu lực) được xác định như sau:
- Là lãi suất ngân hàng thương mại cho vay đang áp dụng phổ biến trên thị trường tại thời điểm giao dịch;
- Trường hợp không xác định được lãi suất theo điểm a nêu trên thì lãi suất thực tế là lãi suất doanh nghiệp có thể đi vay dưới hình thức phát hành công cụ nợ không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu (như phát hành trái phiếu thường không có quyền chuyển đổi hoặc vay bằng khế ước thông thường) trong điều kiện sản xuất, kinh doanh đang diễn ra bình thường.

I. Tài khoản 3431 “Trái phiếu thường.Cách hạch toán tk 343 trái phiếu
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 34311 - Mệnh giá trái phiếu
+ Tài khoản 34312 - Chiết khấu trái phiếu
+ Tài khoản 34313 - Phụ trội trái phiếu.

1. Nguyên tắc hạch toán trái phiếu thường

a) Khi doanh nghiệp vay vốn bằng phát hành trái phiếu có thể xảy ra 3 trường hợp:
- Phát hành trái phiếu ngang giá (giá phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành;
- Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành;
- Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.
 
b) Chiết khấu và phụ trội trái phiếu chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đi vay bằng hình thức phát hành trái phiếu và tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận. Chiết khấu và phụ trội trái phiếu được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. Sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã ghi nhận.

c) Doanh nghiệp sử dụng TK 3431 – Trái phiếu thường để phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến trái phiếu phát hành, gồm:
- Mệnh giá trái phiếu;
- Chiết khấu trái phiếu;
- Phụ trội trái phiếu.
Đồng thời theo dõi chi tiết theo thời hạn phát hành trái phiếu.

d) Doanh nghiệp phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá theo từng kỳ, cụ thể:
- Chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
- Phụ trội trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu;
- Trường hợp chi phí lãi vay của trái phiếu đủ điều kiện vốn hoá, các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó;
- Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng:
Theo phương pháp lãi suất thực tế: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ được tính bằng chênh lệch giữa chi phí lãi vay phải trả cho mỗi kỳ trả lãi (được tính bằng giá trị ghi sổ đầu kỳ của trái phiếu nhân (x) với tỷ lệ lãi thực tế trên thị trường) với số tiền phải trả từng kỳ.
Theo phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.

e) Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị của tài sản dở dang.

g) Khi lập Báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu trái phiếu phát hành được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng trị giá trái phiếu theo mệnh giá trừ (-) Chiết khấu trái phiếu cộng (+) Phụ trội trái phiếu).

h) Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, chi phí phát hành trái phiếu được ghi giảm mệnh giá của trái phiếu. Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu bằng cách ghi tăng giá trị mệnh giá trái phiếu và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận lãi vay phải trả của trái phiếu.

2. Kết cấu tài khoản 3431 -Trái phiếu thường
Bên Nợ: Bên Có:
- Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn;
- Chiết khấu trái phiếu phát sinh trong kỳ;
- Phân bổ phụ trội trái phiếu trong kỳ.
- Trị giá trái phiếu phát hành theo mệnh giá trong kỳ;
- Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ;
- Phụ trội trái phiếu phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: Trị giá khoản nợ vay do phát hành trái phiếu đến thời điểm cuối kỳ.

3. Cách hạch toán trái phiếu thường - TK 3431

a) Kế toán phát hành trái phiếu theo mệnh giá
- Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (số tiền thu về bán trái phiếu)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
- Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 627, 241 (nếu được vốn hoá)
Có các TK 111, 112,... (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).
 
- Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
 
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)
Có các TK 111, 112,...
 
- Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.
+ Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
 
+ Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trước (chi tiết lãi trái phiếu trả trước) (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).
 
- Chi phí phát hành trái phiếu:
+ Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,...
+ Định kỳ, phân bổ chi phí phát hành trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế, ghi:
Nợ các TK 635, 241, 627 (số phân bổ chi phí phát hành trái phiếu trong kỳ)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
 
- Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,...
 
b) Kế toán phát hành trái phiếu có chiết khấu
- Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (số tiền thu về bán trái phiếu)
Nợ TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu về bán trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
 
- Trường hợp trả lãi định kỳ, khi trả lãi vay tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hóa, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có các TK 111, 112,... (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ)
Có TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).
 
- Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn):
+ Từng kỳ doanh nghiệp phải tính chi phí lãi vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ trong kỳ).
+ Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,...
 
- Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng ghi nhận chi phí.
+ Khi phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (số tiền lãi trái phiếu trả trước)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
 
+ Định kỳ tính chi phí lãi vay vào chi phí SXKD trong kỳ, hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trước (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ)
Có TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu (số phân bổ chiết khấu từng kỳ).
+ Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, ghi:
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,...
 
c) Kế toán phát hành trái phiếu có phụ trội
- Phản ánh số tiền thực thu về phát hành trái phiếu:
Nợ các TK 111, 112 (số tiền thu về bán trái phiếu)
Có TK 34313 - Phụ trội trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thực thu về bán trái phiếu lớn hơn mệnh giá trái phiếu)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
 
- Trường hợp trả lãi định kỳ:
+ Khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có các TK 111, 112,... (số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ).
+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 34313 - Phụ trội trái phiếu (số phân bổ dần từng kỳ)
Có các TK 635, 241, 627.
 
- Trường hợp trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải ghi nhận trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.
+ Khi tính chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 635, 241, 627
Có TK 335 - Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 34313 - Phụ trội trái phiếu
Có các TK 635, 241, 627.
+ Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người có trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu (tiền gốc)
Có các TK 111, 112,...
 
- Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí.
+ Khi phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (số tiền lãi trái phiếu trả trước)
Có TK 34313 - Phụ trội trái phiếu
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
+ Định kỳ, tính phân bổ chi phí lãi vay cho các đối tượng ghi nhận chi phí đi vay trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ các TK 241, 627 (nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang)
Có TK 242 - Chi phí trả trước (số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ).
+ Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ, ghi:
Nợ TK 34313 - Phụ trội trái phiếu (số phân bổ phụ trội trái phiếu từng kỳ)
Có các TK 635, 241, 627.

4. Sơ đồ hạch toán

SƠ ĐỒ TK 3431 THEO TT 200

Sơ đồ tk 343

II.  Tài khoản 3431 Trái phiếu chuyển đổi

1. Nguyên tắc hạch toán
a) Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi phải thực hiện các thủ tục và đáp ứng được các điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi theo quy định của pháp luật.
 
b) Doanh nghiệp (bên phát hành trái phiếu chuyển đổi) sử dụng tài khoản 3432 – Trái phiếu chuyển đổi để phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm báo cáo. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng loại trái phiếu chuyển đổi theo từng loại kỳ hạn, lãi suất và mệnh giá.

c) Trái phiếu chuyển đổi phản ánh trên tài khoản 3432 là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu xác định được quy định sẵn trong phương án phát hành. Loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu không xác định tại ngày đáo hạn (do phụ thuộc vào giá trị thị trường của cổ phiếu tại ngày đáo hạn) được kế toán như trái phiếu thường.

d) Chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu theo phương pháp đường thẳng hoặc phương pháp lãi suất thực tế và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa. Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi được ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu. Định kỳ, kế toán phân bổ chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi bằng cách ghi tăng giá trị nợ gốc và ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc vốn hóa phù hợp với việc ghi nhận lãi vay phải trả của trái phiếu.

e) Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, doanh nghiệp phải tính toán và xác định riêng biệt giá trị cấu phần nợ (nợ gốc) và cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi. Phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận là nợ phải trả; cấu phần vốn (quyền chọn cổ phiếu) của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận là vốn chủ sở hữu. Việc xác định giá trị các cấu phần của trái phiếu chuyển đổi được thực hiện như sau:
- Xác định giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm phát hành
Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi được xác định bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai (gồm cả gốc và lãi trái phiếu) về giá trị hiện tại theo lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu và trừ đi chi phí phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trường hợp không xác định được lãi suất của trái phiếu tương tự, doanh nghiệp được sử dụng lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai.
Lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường là lãi suất đi vay được sử dụng trong phần lớn các giao dịch trên thị trường. Doanh nghiệp được chủ động xác định mức lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường một cách phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và không trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 
Ví dụ xác định giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm phát hành: Ngày 1/1/20X2, công ty cổ phần Thăng Long phát hành 1 triệu trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 10.000 đồng kỳ hạn 3 năm, lãi suất danh nghĩa 10%/năm, trả lãi mỗi năm 1 lần vào thời điểm cuối năm. Lãi suất của trái phiếu tương tự không được chuyển đổi là 15%/năm. Tại thời điểm đáo hạn, mỗi trái phiếu được chuyển đổi thành một cổ phiếu. Biết rằng trái phiếu chuyển đổi được phát hành để huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường (lãi vay được tính vào chi phí tài chính). Việc xác định giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm ghi nhận ban đầu được thực hiện (bỏ qua chi phí phát hành trái phiếu) như sau:
Đơn vị: Đồng
  Giá trị danh nghĩa khoản phải trả trong tương lai   Tỷ lệ chiết khấu   Giá trị hiện tại khoản phải trả trong tương lai
Năm 1: 1.000.000.000
(lãi vay phải trả)
x [1/1.15] = 869.565.000
Năm 2: 1.000.000,000
(lãi vay phải trả)
x [1/1.15^2] = 756.144.000
Năm 3: 1.000.000,000
(lãi vay phải trả)
x [1/1.15^3] = 657.516.000
Năm 3: 10.000.000.000
(gốc vay phải trả)
x [1/1.15^3] = 6.575.160.000
Cộng         8.858.385.000
Theo ví dụ này, tổng số tiền thu từ phát hành trái phiếu là 10.000.000.000đ, trong đó tổng giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai bao gồm cả gốc và lãi trái phiếu là 8.858.385.000đ. Giá trị này được xác định là giá trị của phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm ghi nhận ban đầu và được ghi nhận là nợ phải trả từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.
 
- Xác định giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu)
Giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được xác định là phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm phát hành.
 
Theo ví dụ nêu trên, giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được xác định là: 10.000.000.000 - 8.858.385.000 = 1.141.615.000 đồng. Giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận là quyền chọn cổ phiếu thuộc phần vốn chủ sở hữu.
 
g) Sau ghi nhận ban đầu, kế toán phải điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển như sau:
- Ghi tăng giá trị phần nợ gốc của trái phiếu đối với chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ định kỳ;
- Ghi tăng giá trị phần nợ gốc của trái phiếu đối với phần chênh lệch giữa số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất của trái phiếu tương không có quyền chuyển đổi hoặc lãi suất thực tế cao hơn số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa.
 
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, việc xác định chi phí tài chính trong kỳ và điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm cuối kỳ như sau:
 
Đơn vị tính: Nghìn đồng
  Giá trị phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi đầu kỳ Chi phí tài chính được ghi nhận trong kỳ
(lãi suất 15%/năm)
Lãi vay phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa 10%/năm Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi trong kỳ Giá trị phần nợ gốc trái phiếu chuyển đổi cuối kỳ
Năm 1 8.858.385 1.328.760
[8.858.385 x 15%]
1.000.000 328.760 9.187.150
Năm 2 9.187.150 1.378.070
[9.187.150 x 15%]
1.000.000 378.070 9.565.220
Năm 3 9.565.220 1.434.780
[9.565.220 x 15%]
1.000.000 434.780 10.000.000

h) Khi đáo hạn trái phiếu chuyển đổi:
- Giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi đang phản ánh trong phần vốn chủ sở hữu được chuyển sang ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần mà không phụ thuộc vào việc người nắm giữ trái phiếu có thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu hay không.
- Trường hợp người nắm giữ trái phiếu không thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi tương ứng với số tiền hoàn trả gốc trái phiếu.
- Trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tương ứng với mệnh giá số cổ phiếu phát hành thêm. Phần chênh lệch giữa giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi lớn hơn giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá được ghi nhận là khoản thặng dư vốn cổ phần.
 

2. Kết cấu tài khoản 3432 -Trái phiếu chuyển đổi

Bên Nợ: Bên Có:
- Thanh toán nợ gốc trái phiếu khi đáo hạn nếu người nắm giữ trái phiếu không thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu;
- Kết chuyển nợ gốc trái phiếu để ghi tăng vốn chủ sở hữu nếu người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành cổ phiếu.
- Trị giá phần nợ gốc trái phiếu ghi nhận tại thời điểm phát hành;
- Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ gốc trái phiếu trong kỳ.
 
Số dư bên Có: Giá trị phần nợ gốc trái phiếu tại thời điểm báo cáo.

3. Cách hạch toán trái phiếu chuyển đổi - TK 3432
a) Tại thời điểm phát hành, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi:
 
Nợ các TK 111, 112 (tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi)
Có TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi (phần nợ gốc)
Có TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (chênh lệch giữa số tiền thu được và nợ gốc trái phiếu chuyển đổi).

b) Chi phí phát hành trái phiếu phát sinh được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu:
 
- Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu, ghi:
Nợ TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi
Có các TK 111, 112, 338…
- Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ các TK 635, 241, 627
Có TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi.
 
c) Định kỳ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hoá đối với số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất của trái phiếu tương tự không có quyền chuyển đổi hoặc tính theo lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường đồng thời điều chỉnh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Nợ các TK 241, 627 (nếu vốn hoá)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (số lãi trái phiếu phải trả trong kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa)
Có TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi (phần chênh lệch giữa số lãi trái phiếu tính theo lãi suất thực tế hoặc lãi suất trái phiếu tương đương không có quyền chuyển đổi cao hơn số lãi trái phiếu phải trả trong kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa).
 
d) Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu không thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp hoàn trả gốc trái phiếu, ghi:

Nợ TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi
Có các TK 111, 112.
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần, ghi:
Nợ TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần.
 
e) Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3432 - Trái phiếu chuyển đổi
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (phần chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi).
 
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào thặng dư vốn cổ phần, ghi:
Nợ TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần.
 

4. Sơ đồ hạch toán
SƠ ĐỒ TK 3432 THEO TT 200
Sơ đò  Tài khoản 3432

Xem thêm: Cách hạch toán tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách hạch toán tài khoản 111 - Tài khoản Tiền mặt theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán Tài khoản tiền mặt - Tài khoản 111 theo TT 200/2014/TT-BTC
Cách hạch toán tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán Tiền gửi ngân hàng - Tài khoản 112 theo TT 200/2014/TT-BTC
Cách hạch toán tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán Tài khoản phải thu của khách hàng - Tài khoản 131 theo TT 200/2014/TT-BTC
Cách hạch toán tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - Tài khoản 133 theo TT 200/2014/TT-BT...
Cách hạch toán tài khoản 136 - Phải thu nội bộ theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán khoản phải thu nội bộ - Tài khoản 136 theo TT 200/2014/TT-BTC
Cách hạch toán tài khoản 138 - Phải thu khác theo TT 200
Hướng dẫn cách định khoản hạch toán Tài khoản phải thu khác - TK 138 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 43
Tổng truy cập: 129.579.025

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại