Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm giá bán, số lượng, thuế suất, thành tiền...
Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT đang được hướng dẫn thực hiện theo thông tư 39/2014/TT-BTC
I. Tổng quan về hóa đơn điều chỉnh:
1. Hóa đơn điều chỉnh được lập trong những trường hợp nào?
- Khi viết sai hóa đơn: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
- Khi thực hiện giảm giá hàng bán: khi bên bán chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất, hàng lỗi...
- Khi thực hiện chiết khấu thương mại: trong trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
- Khi điều chỉnh doanh thu: khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt
2. Cách viết hóa đơn điều chỉnh như thế nào?
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
3. Khi viết hóa đơn điều chỉnh cần chú ý gì?
- Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.
- Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
- Khi lập hóa đơn điều chỉnh gười bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hoặc lý do phải điều chỉnh hóa đơn.
4. Kê khai hóa đơn điều chỉnh như thế nào?
- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
- Hóa đơn điều chỉnh phát sinh vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó
II. Cách lập hóa đơn điều chỉnh trong từng trường hợp cụ thể:
1. Cách lập hóa đơn điều chỉnh giảm:
Trường hợp 1: điều chỉnh giảm nhiều chỉ tiêu trên cùng 1 hóa đơn
Ví Dụ: Công ty Thiên Ưng ký hợp đồng bán 5 bộ Điều Hòa cho công ty CP Hoàng Anh
Thỏa thuận:
+ Đơn giá: 11.000.000đ/bộ (đã bao gồm chưa thuế),
+ Tổng thanh toán: 55.000.000
- Ngày 12/3/2021. Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn GTGT số 0001234, ký hiệu: TU/21P
Trên hóa đơn GTGT ghi tại cột "Đơn giá" là: 11.000.000, thành tiền 55.000.000, tiền thuế: 5.500.000, tổng thanh toán: 60.500.000
=> Hai công ty đã kê khai hóa đơn số 0001234 vào quý 1/2021
- Đến ngày 25/05/2021, Công ty Hoàng Anh phát hiện ra hóa đơn đã ghi sai đơn giá (cao hơn so với thỏa thuận là 1.000.000/bộ)
=> Xác định tình huống:
- Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế (sai cao hơn thỏa thuận)
- Khi viết sai đơn giá đã dẫn đến sai cả: thành tiền, tiền thuế và tổng thanh toán
=> Phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá (giảm 1 triệu), giảm thành tiền (5 triệu), giảm tiền thuế (500.000), giảm tổng thanh toán (5,5 triệu)
Trình tự thực hiện như sau:
- 2 phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bên bán - Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
Một vài lưu ý trên hóa đơn điều chỉnh:
- Chỉ ghi giá trị cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh
- Các bạn thấy trong mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm bên trên không hề ghi âm nha
- Khi kê khai: cả 2 công ty kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào kỳ quý 2/2021
+ Bên bán KK giảm đầu ra (tại bảng kê bán ra hoặc tại chỉ tiêu 32, 33 trên tờ khai 01/GTGT)
+ Bên mua KK giảm đầu vào (tại bảng kê mua vào hoặc tại chỉ tiêu 23,24,25 trên tờ khai 01/GTGT)
Trường hợp 2: điều chỉnh giảm 1 chỉ tiêu hóa đơn
Ví Dụ: Công ty Thiên Ưng ký hợp đồng bán Điều Hòa cho công ty Mạnh Long
Thỏa thuận:
+ Số lượng: 12
+ Đơn giá: 10.000.000đ/bộ (chưa bao gồm chưa thuế)
+ Thành tiền: 120.000.000
+ Tiền thuế: 12.000.000
+ Tổng thanh toán: 132.000.000
- Ngày 28/2/2021. Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn GTGT số 0001289, ký hiệu: TU/21P
Trên hóa đơn GTGT ghi:
+ Số lượng: 21
+ Đơn giá: 10.000.000đ/bộ (chưa bao gồm chưa thuế)
+ Thành tiền: 120.000.000
+ Tiền thuế: 12.000.000
+ Tổng thanh toán: 132.000.000
=> Hai công ty đã kê khai hóa đơn số 0001289 vào quý 1/2021
- Đến ngày 02/5/2021, Công ty Mạnh Long phát hiện ra hóa đơn đã ghi sai số lượng
=> Xác định tình huống:
- Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế (sai số lượng, cao hơn thỏa thuận)
- Mặc dù hóa đơn viết sai số lượng nhưng các chỉ tiêu còn lại thành tiền, tiền thuế và tổng thanh toán lại đúng.
=> Phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng (các chỉ tiêu khác, còn lại không sai thì gạch chéo)
Trình tự thực hiện như sau:
- 2 phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bên bán - Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
(Hóa đơn điều chỉnh này không làm thay đổi doanh thu hay số tiền thuế GTGT nên cả 2 bên đều không phải kê khai thuế GTGT cho hóa đơn này. Bên bán làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì cho vào cột "sử dụng")
2. Cách lập hóa đơn điều chỉnh tăng:
Ví Dụ: Công ty Thiên Ưng ký hợp đồng bán Điều Hòa cho công ty Mạnh Long
Thỏa thuận:
+ Số lượng: 1
+ Đơn giá: 9.700.000đ/bộ
+ Thành tiền: 9.700.000
+ Tiền thuế: 970.000
+ Tổng thanh toán: 10.670.000
- Ngày 20/3/2021. Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn GTGT số 0000568, ký hiệu: TU/21P
Trên hóa đơn GTGT ghi:
+ Số lượng: 1
+ Đơn giá: 7.900.000đ/bộ
+ Thành tiền: 7.900.000
+ Tiền thuế: 790.000
+ Tổng thanh toán: 8.690.000
=> Hai công ty đã kê khai hóa đơn số 0000568 vào quý 1/2021
- Đến ngày 05/6/2021, Công ty Mạnh Long phát hiện ra hóa đơn đã ghi sai đơn giá
Xác định tình huống:
- Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế (sai thấp hơn thỏa thuận)
- Khi viết sai đơn giá đã dẫn đến sai cả: thành tiền, tiền thuế và tổng thanh toán
=> Phải lập hóa đơn điều chỉnh tăng đơn giá, thành tiền, tiền thuế, tổng thanh toán
Trình tự thực hiện như sau:
- 2 phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bên bán - Công ty Thiên Ưng xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh tăng doanh thu - tiền thuế GTGT:
Theo công văn số 63746/CT-TTHT ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Cục thuế TP Hà Nội về hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn thì: Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, Công ty thực hiện kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh.
Kế Toán Thiên Ưng xin chúc các bạn làm tốt