Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Kế Toán Tiền Lương
Kế Toán Thiên Ưng
Mẫu bảng chấm công theo TT 133 và TT 200 - Mẫu số: 01a- LĐTL

Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

Dưới đây là bảng chấm công theo thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc thông tư 133/2016/TT-BTC đều giống nhau như sau: 

Đơn vi:………..
Bộ phận:……….
Mẫu số: 01a- LĐTL
 
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng….năm….
STT Họ và tên ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hương 100% lương Số công nghỉ việc, ngừng việc hương …% lương Số công hương BHXH
A B C 1 2 3 31 32 33 34 35 36
                         
Cộng                      
Ngày….tháng…năm.....

Người chấm công
(Ký, họ tên)
 
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
 
Người duyệt
(Ký, họ tên)
 




- Lương sản phẩm: SP - Nghỉ phép: P
- Lương thời gian: + - Hội nghị, học tập: H
- Ốm, điều dưỡng: Ô - Nghỉ bù: NB
- Con ốm: - Nghỉ không lương: KL
- Thai sản: TS Ngừng việc: N
- Tai nạn: T - Lao động nghĩa vụ:

Còn đây là mẫu bảng chấm công dùng thực tế:

Bảng chấm công

Để có thể hiểu rõ hơn về cách chấm công hoặc các bạn muốn tham khảo Mẫu bảng chấm công bằng Excel trên đây của 12 tháng trong năm 2024 đã được thiết lập sẵn các công thức các bạn chỉ việc đưa ký hiệu chấm công vào là ra tổng số ngày công. Thì các bạn xem tại đây: Mẫu bảng chấm công bằng Excel mới nhất

Sau đây Kế Toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn cách cách lập bảng chấm công theo thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc thông tư 133/2016/TT-BTC:

Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
           Cột 1 đến cột 31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
           Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
           Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
           Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.
           Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng ban, phòng, nhóm,...) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
           Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa.
                        Ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4
           Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
Phương pháp chấm công: Tùy thuộc vào điều kiện công tác và trình độ kế toán tại đơn vị để sử dụng 1 trong các phương pháp chấm công sau:
           - Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như hội nghị, họp,... thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Cần chú ý 2 trường hợp:
          + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Ví dụ người lao động A trong ngày họp 5 giờ làm lương thời gian 3 giờ thì cả ngày hôm đó chấm “H” Hội họp.
          + Nếu trong ngày, người lao động làm 2 việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo ký hiệu của công việc diễn ra trước.
          - Chấm công theo giờ:
            Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
           - Chấm công nghỉ bù: Nghỉ bù chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm, do đó khi người lao động nghỉ bù thì chấm "NB" và vẫn tính trả lương thời gian.
 

Xem thêm: Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên excel

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 19 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu số: 01b-LĐTL theo Thông tư 133 và thông tư 200
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty mới nhất năm 2024
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty cập nhật theo các quy định về việc trả lương thưởng,phụ cấp mới nhất năm ...
Cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel cho năm 2024
Hướng dẫn cách làm bảng tính lương nhân viên hàng tháng trên Excel trong doanh nghiệp cho năm 2024
Hệ thống thang bảng lương 2024 (Mẫu biểu hồ sơ)
Hướng dẫn làm hồ sơ xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2024 theo Nghị định ...
Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ tết theo luật mới nhất 2024
Hướng dẫn cách tính tiền lương vào các ngày nghỉ lễ tết như tết dương lịch (01/01), tết âm lịch, ngày 30/04, 0...
Cách tính lương theo các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 2024
Hướng dẫn cách tính lương theo các hình thức trả lương trong doanh nghiệp mới nhất năm 2024
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 108
Tổng truy cập: 124.366.217

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại