Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 và các quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Theo Điều 37 Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 thì quy định như sau:
Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.
3. Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn
Theo Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì quy định như sau:
Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
1. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế là thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã gửi thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
b) Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản.
c) Đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế thì thực hiện thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Cơ quan thuế có thông báo xác nhận gửi người nộp thuế về thời gian người nộp thuế đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người nộp thuế. Người nộp thuế được tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 1 năm đối với 1 lần đăng ký. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, tổng thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 2 năm đối với 2 lần đăng ký liên tiếp.
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Người nộp thuế tiếp tục hoạt động, kinh doanh trở lại đúng thời hạn đã đăng ký thì không phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thì phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh và phải thực hiện đầy đủ các quy định về thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Đối với người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tiếp tục hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn.
4. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không được đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh khi cơ quan thuế đã có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Trên đây là các quy định về việc thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, còn dưới đây Kế Toán Thiên Ưng sẽ tổng hợp lại các thông tin đáng chú ý mà các bạn cần quan tâm khi thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh:
Vấn đề |
Đối với Doanh Nghiệp
(Bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) |
Đối với Hộ Kinh Doanh |
Có phải làm thủ tục thông báo không? |
Có
(Theo khoản 1, điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Theo điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
- Nếu ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì hộ kinh doanh phải thông báo.
- Nếu ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì không cần thông báo.
|
Nếu không làm thủ tục thông báo bị phạt bao nhiêu? |
Theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì:
- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; |
Theo Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
|
Được tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn bao lâu? |
Theo khoản 1, điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
(không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp, có thể tạm ngừng liên tiếp nhiều năm.)
- Lưu ý: Sau khi hết thời hạn đã thông báo có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
|
- Từ ngày 4/1/2021, thực hiện theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Không có quy định khống chế về thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Trước ngày 4/1/2021, thực hiện theo Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: Thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không được quá 01 năm. |
Nếu tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo thì phải làm gì? |
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Theo Mẫu Phụ lục II-19 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT |
Theo khoản 2 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Theo Mẫu Phụ lục III-4 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT |
Hồ Sơ - Thủ Tục làm thông báo tạm ngừng kinh doanh như thế nào? |
Theo Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
- Doanh nghiệp làm hồ sơ theo: Mẫu Phụ lục II-19 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
- Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. |
Theo khoản 2 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
- Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký theo mẫu Phụ lục III-4 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
- Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh. |
Thời hạn nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh là khi nào? |
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. (theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
|
Theo khoản 2 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh
|
Nơi nộp hồ sơ để thông báo tạm ngừng kinh doanh |
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
(Theo khoản 1, điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. |
Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế không? |
KHÔNG
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh: doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.
Theo Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì:
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh. |
CÓ
Theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì: phải thông báo với Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. |
(Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Ngày ban hành: 04/01/2021, Ngày hiệu lực: 04/01/2021)
Có thể bạn muốn biết: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không? có phải trả lương, đóng bảo hiểm không? có được xuất hóa đơn không? có phải làm báo cáo thuế không? có bị thanh tra thuế không? có phải nộp BCTC không? có có phải nộp báo cáo sử dụng hóa đơn không?
Câu trả lời chi tiết, Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo tại đây: