Hạch toán kế toán là gì? Là việc ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi tiết theo từng đối tượng kế toán cần theo dõi
Trong đó:
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán. Ví dụ như: Thu, chi, mua, bán, nhập, xuất...
- Đối tượng của kế toán là sự hình thành và tình hình sử dụng (biến động) các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể. Nó được thể hiện ở 2 mặt là Tài Sản và Nguộc Vốn (nguồn hình thành lên tài sản)
Đối tượng kế toán gồm: Tài sản; Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác; Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
=> Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.
1. Các bước thực hiện khi định khoản hạch toán một nghiệp vụ:
Bước 1: Xác định Đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bước 2: Xác định Tài khoản kế toán cho Đối tượng kế toán đã được xác định ở Bước 1.
Bước 3: Xác định biến động Tăng/ Giảm của các Đối tượng kế toán để xác định ghi bên Nợ - bên Có của Tài khoản kế toán.
Bước 4: Hạch toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế bằng TK kế toán theo bên Nợ – bên Có
+ Tài khoản phát sinh bên Nợ ghi trước
+ Tài khoản phát sinh bên Có ghi sau
+ Mỗi Tài khoản 1 dòng; dòng ghi Nợ so le với dòng ghi Có
+ Tổng giá trị ghi bên Nợ = Tổng giá trị ghi bên Có
1.1 Kết cấu chung của TKKT
- Bên Trái: Bên Nợ
- Biên Phải: Bên Có
Nợ - Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
Nợ không có nghĩa là việc chúng ta đang Nợ tiền của đối tượng nào đó
Hay việc Có không có nghĩa là việc chúng ta đang có tiền
Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
Vậy khi nào ghi nợ - khi nào ghi có:
Các TK mang T/C TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ - giảm bên Có
Các TK mang T/C NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có - giảm bên Nợ.
Ngoại trừ các TK đặc biệt: TK 214; TK421, TK 521
|
1.2 Kết cấu TKKT cho từng nhóm TKKT
Một vài điều Kế Toán Thiên Ưng muốn chia sẻ dành cho các bạn muốn thành thạo việc định khoản hạch toán:
Thứ 1. Các bạn phải học thuộc được bảng hệ thống tài khoản kế toán
Xem chi tiết tại đây:
Thứ 2: Các bạn phải biết: tài khoản đó dùng để phản ánh điều gì, nguyên tắc sử dụng nó như thế nào, kết cấu của tài khoản đó ra làm sao và Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản đó... Những thông tin này đều được quy định và hướng dẫn cụ thể tại thông tư 200 hoặc TT 133
Thứ 3: Luyện, thực hành việc định khoản hạch toán thông qua các bài tập định khoản
Thứ 4: Tham khảo các tình huống liên quan đến các nghiệp vụ kế toán tại các nhóm, hội, diễn đàn... về kế toán để biết cách xử lý các nghiệp vụ đó (Vì tình huống, nghiệp vụ trong thực tế tại Doanh nghiệp rộng hơn lý thuyết khá nhiều và những hướng dẫn trong lý thuyết (thông tư) không thể chi tiết cụ thể cho tất cả mọi tình huống, nghiệp vụ xảy ra trong thực tế được...)
2. Ví dụ thực hành định khoản hạch toán theo từng bước để làm quen
Ví dụ 1: TK 111 (Tiền mặt), TK 112 (Tiền gửi ngân hàng)
|
Rút Tiền gửi ngân hàng số tiền 100 triệu đồng về nhập Quỹ Tiền mặt |
B1 (ĐTKT) |
Tiền gửi ngân hàng |
Tiền mặt |
B2 (TKKT) |
TK 112 |
TK 111 |
B3 (Tăng/ giảm) |
Giảm: ghi Có |
Tăng: ghi Nợ |
Hạch toán ghi sổ |
Nợ TK 111 100.000.000
Có TK 112 100.000.000
|
Ví dụ 2: TK 131 (Phải thu khách hàng)
|
Nhận trước tiền bán hàng của công ty A 10 triệu bằng tiền mặt |
B1 (ĐTKT) |
Tiền bán hàng là khoản phải thu của khách hàng khi bán hàng (Nhận trước sẽ làm giảm khoản phải thu khách hàng) |
Tiền mặt |
B2 (TKKT) |
TK 131 |
TK 111 |
B3 (Tăng/ giảm) |
Giảm: ghi Có |
Tăng: ghi Nợ |
Hạch toán ghi sổ |
Nợ TK 111 10.000.000
Có TK 131 10.000.000 (Chi tiết cho công ty A - 131A)
|
Ví dụ 3: TK 331 (Phải trả người bán)
|
Trả trước tiền mua hàng cho công ty B 20 triệu bằng chuyển khoản |
B1 (ĐTKT) |
Tiền mua hàng là khoản phải trả người bán khi mua hàng (Đã trả trước sẽ làm giảm khoản phải trả người bán) |
Chuyển khoản = Tiền gửi ngân hàng |
B2 (TKKT) |
TK 331 |
TK 112 |
B3 (Tăng/ giảm) |
Giảm: ghi Nợ |
Giảm: ghi Có |
Hạch toán ghi sổ |
Nợ TK 331 10.000.000 (Chi tiết cho công ty B - 331B)
Có TK 112 10.000.000
|
Ví dụ 4: TK 156 (Hàng hóa)
|
Mua hàng hóa của công ty C 100tr, thanh toán ngay bằng chuyển khoản 50tr, chưa thanh toán 50tr |
B1 (ĐTKT) |
Hàng hóa |
Chuyển khoản = Tiền gửi ngân hàng |
Chưa thanh toán sẽ làm tăng khoản phải trả người bán |
B2 (TKKT) |
TK 156 |
TK 112 |
TK 331 |
B3 (Tăng/ giảm) |
Tăng: ghi Nợ |
Giảm: ghi Có |
Tăng: ghi Có |
Hạch toán ghi sổ |
Nợ TK 156 100.000.000
Có TK 112 50.000.000
Có TK 331 50.000.000
Nhận hóa đơn bán hàng (hóa đơn của công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) nên không xuất hiện tk 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
|
Ví dụ 5: TK 153 (Công cụ dụng cụ), TK 242 (Chi phí trả trước), TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
(Cách phân biệt khi nào sử dụng 153, khi nào dụng 242)
|
Mua 2 chiếc Laptop giá chưa thuế 10% là 10tr/chiếc, thanh toán ngay bằng chuyển khoản
Đưa ngay 1 chiếc vào sử dụng, còn 1 chiếc nhập kho
|
|
Tài sản mua về để sử dụng phục vụ cho HĐSXKD của DN mà có giá trị dưới 30tr thì coi đó là công cụ dụng cụ |
|
|
B1 (ĐTKT) |
Nếu công cụ dụng cụ không đưa vào sử dụng ngay -> tức là tiền hành nhập kho -> Thì hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho |
Nếu công cụ dụng cụ đưa ngay vào sử dụng ngay (không qua kho) thì cần thực hiện phân bổ chi phí cho từng kỳ (tháng) sử dụng (thời gian phân bổ được căn cứ vào tuổi thọ, thời gian sử dụng hữu ích của CCDC)
Lưu ý: Nếu CCDC có giá trị nhỏ thì có thể hạch toán hết vào chi phí cho 1 kỳ (1 tháng) bằng TK 641/642... |
Khi mua hàng nếu: Cả công ty bán và công ty mua đều kê khai thuế GTGT theo PP khấu từ và hóa đơn, chứng từ thanh toán đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì bên mua được khấu trừ thuế GTGT đầu vào |
Chuyển khoản = Tiền gửi ngân hàng |
B2 (TKKT) |
TK 153 |
TK 242 |
TK 133 |
TK 112 |
B3 (Tăng/ giảm) |
Tăng: ghi Nợ |
Tăng: ghi Nợ |
Tăng: ghi Nợ |
Giảm: ghi Có |
Hạch toán ghi sổ |
Nợ TK 153 10.000.000
Nợ TK 242 10.000.000
Nợ TK 133 2.000.000 (=10% X (10.000.000 x 2 chiếc))
Có TK 112 22.000.000
|