Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Kế Toán Thiên Ưng
Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên 2024

Nếu doanh nghiệp của bạn có mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên trong công ty thì cần quan tâm đến những vấn đề sau đây: 

1. Về thuế TNDN:
Theo khoản 3 điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung điểm 2.11 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) thì: đã bổ sung "bảo hiểm nhân thọ" vào mức bị khống chế:
Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
 
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định 03 triệu đồng/tháng/người còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
- Hợp đồng lao động;
- Thỏa ước lao động tập thể;
- Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
- Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
 
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc

2. Về thuế TNCN:
* Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
 
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
 
* Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:
 
“6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ tệ khấu trừ 10%.
 
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.... ”
 
* Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 sửa đổi, bổ sung tiết b.4 điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
 
“b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
 
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”
 
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
 
+ Tại điểm b Khoản 2 Điều 8 quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế:
 
“b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
 
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
 
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.”
 
+ Tại điểm g Khoản 1 Điều 3 quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế:
 
“g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
 
…g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
 
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.”
 
Căn cứ các quy định trên thì:
1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền phí tích lũy mà người sử dụng đã mua cho người lao động trước khi đáo hạn hoặc rút một phần giá trị hợp đồng:
 
(i) Doanh nghiệp bảo hiểm khấu trừ 10% tương ứng với số tiền phí tích lũy mà doanh nghiệp sử dụng lao động mua cho người lao động vào thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền cho người lao động (kể cả khi chưa đến thời điểm đáo hạn hợp đồng).
 
Trường hợp người lao động nhận được lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì khoản lãi này thuộc khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
 
Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, nếu tại thời điểm thay đổi chủ hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trả khoản phí tích lũy cho cá nhân thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo quy định.
 
(ii) Việc khấu trừ 10% được tính trên số tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động (không phân biệt số tiền thực nhận lớn hơn hay nhỏ hơn số tiền phí tích lũy).
 
2. Khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm thuộc các khoản lợi ích chịu thuế TNCN ngoài tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm thì chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Khi doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền phí tích lũy mà người sử dụng đã mua cho người lao động thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo hướng dẫn tại mục 1 nêu trên.
 

mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

 

Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 17 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 30%Hp mừng ngày 30/4+1/5
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2024
Giải đáp các tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp bằng các công văn trả lời các tình huống thực tế phát si...
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý năm 2024
Hướng dẫn Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo luật thuế TNDN mới nhất hiện hành năm 20...
Cách xác định lãi lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN vào năm 2024
Hướng dẫn cách xác định lãi lỗ và cách chuyển lỗ giữa các quý, các năm khi tính và quyết toán thuế thu nhập do...
Mẫu bảng kê 01/TNDN theo thông tư 78 mới nhất năm 2024
Mẫu bảng kê chi phí không có hóa đơn - Mẫu 01/TNDN theo thông tư 78 trên Excel
Cách làm tờ khai quyết toán thuế TNDN 2023 vào đầu năm 2024
Hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN trên phần mềm HTKK cho năm 2023 vào đầu năm 2024
Cách làm phụ lục chuyển lỗ 03-2/TNDN trên phần mềm HTKK
Hướng dẫn cách lập phụ lục 03-2/TNDN theo TT 80/2021 Chuyển lỗ từ hoạt động SXKD trên phần mềm HTKK khi làm tờ...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 87
Tổng truy cập: 125.019.503

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại