Loading...
Kế toán thiên ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Công ty kế toán Thiên Ưng
Dạy hết sức - Học hết mình - nâng trình kế toán
Học làm kế toán tổng hợp
Học kế toán thuế thực tế
Học phần mềm kế toán Fast - Misa
Học kế toán trên Excel thực tế
Nguyên Lý Kế Toán
Kế Toán Thiên Ưng
Phần I: Các quy định chung - Tổng quan về kế toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

I. Các quy định trong công tác kế toán
1. Các văn bản pháp luật quy định về kế toán
STT Tên Văn Bản Nội Dung Ngày Ban Hành Ngày Có hiệu lực
1 Luật Kế Toán số: 88/2015/QH13 Quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán,
người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán,
quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
20/11/2015  01/01/2017
2 Nghị định 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế toán,
tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
30/12/2016 01/01/2017
3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP Quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. 12/03/2018 01/05/2018
2. Các quy định khác:
2.1. Đơn vị tính, chữ số, chữ viết:
* Đồng tiền sử dụng trong kế toán:
Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán.
* Đơn vị tính:
Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường.
* Chứ số: 
Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
* Chữ viết:
Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
=> Để tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên thì mời các bạn xem chi tiết tại đây: Quy định về chữ số, chữ viết, đơn vị tính trong kế toán
2.2. Kỳ kế toán:

- Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

- Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Chi tiết hơn các bạn xem tại đây: Quy định về kỳ kế toán
2.3. Năm tài chính:
Năm tài chính được hiểu đơn giản là thời kỳ hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp
Chính phủ Việt nam quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.
Chi tiết hơn các bạn xem tại đây: Quy định về năm tài chính
2.4. Nhiệm vụ của kế toán:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
2.5. Đối tượng của kế toán:
Đối tượng kế toán cần phản ánh đó là sự hình thành và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp 

Theo quy định tại luật kế toán thì đối tượng kế toán doanh nghiệp, gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Nhưng để ngắn gọn và dễ hiểu thì đối tượng của kế toán chính là: Tài Sản và Nguồn Vốn:
Phương trình kế toán:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn (1) 
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu (2) 
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả (3)
Trong đó:
+ Tổng tài sản là giá trị của tất cả các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp kể cả các loại tài sản có tính chất hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, hàng hóa... và các loại tài sản có tính chất vô hình như phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền,... 
+ Nợ phải trả là giá trị của các loại vật tư, hàng hóa hay dịch vụ đã nhận của người bán hay người cung cấp mà doanh nghiệp chưa trả tiền hoặc là các khoản tiền mà đơn vị đã vay mượn ở ngân hàng hay các tổ chức kinh tế khác và các khoản phải trả khác như phải trả công nhân viên, phải nộp cho cơ quan thuế...
+  Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) nợ phải trả. Nguồn vốn thuộc quyền sử dụng của đơn vị, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suất thời gian hoạt động của đơn vị hay nói cách khác vốn chủ sở hữu là giá trị của các loại tài sản như nhà cửa máy móc thiết bị, vốn bằng tiền... mà các chủ thể sản xuất kinh doanh đã đầu tư để có thể tiến hành các hoạt động kinh tế đã xác định.
2.6. Yêu cầu kế toán:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
2.7. Các nguyên tắc cơ bản trong kế toán: Những quy định chung về kế toán

Trong kế toán có 7 nguyên tắc được thừa nhận như sau:
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
2. Nguyên tắc nhất quán
3. Nguyên tắc hoạt động lên tục
4. Nguyên tắc thận trọng
5. Nguyên tắc giá gốc
6. Nguyên tắc trọng yếu
7. Nguyên tắc phù hợp
Chi tiết về các nguyên tắc trên các bạn xem tại đây: Các nguyên tắc kế toán cơ bản (có ví dụ dễ hiểu)
II. Chế độ kế toán
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành
1. Các chế độ kế toán
Đối với khối doanh nghiệp thông thường hiện nay đang có các chế độ kế toán sau:

1. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Thông tư 132/2018/TT-BTC
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư 133/2016/TT-BTC
3. Chế độ kế toán doanh nghiệp: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề để doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán để áp dụng.
Chi tiết cách lựa chọn và đối tượng áp dụng của từng chế độ kế toán các bạn xem tại đây: Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
Trong mỗi thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán thường có các phần:
+ Phần 1: Quy định chung về đối tượng áp dụng
+ Phần 2: Hệ thống tài khoản kế toán và cách sử dụng các tài khoản kế toán để hạch toán
+ Phần 3: Hệ thống mẫu biểu chứng từ và cách lập các chứng từ đó
+ Phần 4: Hệ thống mẫu sổ sách kế toán và cách ghi sỏ
+ Phần 5: Hệ thống mẫu biểu báo cáo tài chính và cách lập BCTC
Các bạn chỉ cần xác định doanh nghiệp của mình áp dụng chế độ kế toán nào rồi lên mạng tải thông tư chế độ kế toán đó về là có tất cả các mẫu biểu cần thiết
2. Tài khoản kế toán
- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
- Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
=> Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán: Tại mỗi chế độ kế toán đều có ban hành kèm theo bảng danh mục tài khoản kế toán
=> Khi doanh nghiệp đã lựa chọn chế độ kế toán nào để áp dụng thì sẽ thực hiện theo bảng hệ thống tài khoản được ban hành kèm theo chế độ kế toán đó để thực hiện hạch toán ghi sổ kế toán
Ví dụ: Doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì khi hạch toán ghi sổ cũng phải sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo thông tư 200 để hạch toán ghi sổ
=> Muốn làm được kế toán, muốn ghi được sổ sách kế toán thì bắt buộc các bạn phải học thuộc bảng hệ thống tài khoản kế toán và biết cách sử dụng thành thạo các tài khoản đó (cách hạch toán các tài khoản được hướng dẫn cụ thể tại các thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán)
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì xem: Bảng hệ thông tài khoản kế toán theo thông tư 200
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì xem: Bảng hệ thông tài khoản kế toán theo thông tư 133
3. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư về chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
4. Sổ sách - Báo cáo kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục của Thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Bình chọn bài viết
Xem kết quả: / 2 số bình chọn
Bình thường Tuyệt vời
Chia sẻ bạn bè
Giảm 30%Hp mừng ngày 30/4+1/5
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các nguyên tắc kế toán cơ bản được thừa nhận
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận theo chuẩn mực kế toán. Đây là những nguyên tắc cơ bản và có ví dụ...
Danh mục hệ thống chứng từ kế toán
Danh mục hệ thống chứng từ kế toán Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài c...
Mẫu bài tập kế toán tiền lương có lời giải
Mẫu bài tập kế toán tiền lương có lời giải và bài tập thực hành theo chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC
Nguyên tắc kế toán nợ phải thu theo TT 200 và TT 133
Nguyên tắc trong hạch toán kế toán công nợ phải thu khách hàng theo thông tư 133 và thông tư 200
Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thông tư 200 và thông tư 133
Bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải
Bài tập ví dụ về kế toán ngoại tệ khi có phát sinh các giao dịch ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ có lời...
Hotline : 0987 026 515
.
Email: ketoanthienung@gmail.com
Giới thiệu về thiên ưng
Đang trực tuyến: 108
Tổng truy cập: 125.135.136

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG

Hotline: 0987 026 515

Email: hotroketoan68@gmail.com

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG DMCA.com
HÀ NỘI: Có 5 cơ sở
CS1:  Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội. 
CS2:  Định Công - Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội
CS3: Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
CS4: Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng - Long Biên
CS5: Trần Phú - Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội. 
 
HỒ CHÍ MINH: Có 2 cơ sở
CS6:  Đường CMT8, Phường 11, Quận 3, TP. HCM
CS7:  Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM
   

 
 
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Giảm giá 30% học phí khóa học thực hành kế toán online
Công ty kế toán Thiên Ưng - thương hiệu tin dùng
[X] Đóng lại













chương trình khuyến mại